Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Đây luôn là câu hỏi băn khoăn của cha mẹ có con bị suy dinh dưỡng. Bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về các nhóm chất cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng.
Trẻ suy dinh dưỡng có sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe. Vì thế, việc nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của con, và cách bổ sung đầy đủ sẽ giải quyết được câu hỏi “Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?”.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng
Bố mẹ cần quan sát sự phát triển thể chất của trẻ trong mọi giai đoạn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con. Trẻ suy dinh dưỡng thường có 3 dấu hiệu sau biểu hiện sự thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển như sau:
– Cân nặng không tăng trưởng hoặc chậm tăng trưởng như mức dự kiến trong 3 tháng liên tiếp.
– Trẻ có sự thay đổi trong hành vi như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn trẻ cùng lứa. Ngoài ra, khi bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng, trẻ hạn chế vận động dẫn đến tình trạng bắp thịt tay, chân mềm nhão, bụng to dần.
– Trẻ chậm đạt các mốc phát triển như: chậm biết lẫy (lật), chậm ngồi, chậm bò, chậm đi, chậm đứng. Đặc biệt hiện tượng rất phổ biến hiện nay là tình trạng biếng ăn kéo dài của trẻ.

Nếu bố mẹ quan sát thấy một trong ba biểu hiện trên của trẻ, và các dấu hiệu không được cải thiện tốt thì cần đưa bé đi khám dinh dưỡng. Việc khám dinh dưỡng sớm sẽ giúp bố mẹ tìm ra nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, đồng thời xây chế độ ăn lành mạnh để hiểu rõ trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
5 quy tắc trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Mục tiên trong việc chế biến một khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là cố gắng tăng năng lượng, tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé. Tùy từng lứa tuổi khác nhau, độ dung nạp chất của bé mà mỗi bé có những khẩu phần ăn khác nhau. Dưới đây, là các nguyên tắc về việc trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, bổ sung như thế nào cho hiệu quả.
– Nấu đặc: Khi bắt đầu ăn dặm trẻ sẽ được ăn từ lỏng đến đặc dần để phù hợp với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc nấu thức ăn loãng không nên kéo dài quá lâu vì nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp, dạ dày bé bị đầy bởi nước và không thể chứa thêm thức ăn, dù vẫn chưa nạp đủ năng lượng. Từ 6 – 9 tháng, mỗi ngày nên cho trẻ ăn 2 chén bột đặc như hồ. Chén bột phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, bột, rau, dầu.
– Tăng bữa ăn: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn rất ít, mẹ nên chia nhỏ cữ ăn thành 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 cữ. Bữa ăn phụ rất hữu ích trong việc cung cấp thêm năng lượng giữa buổi và bổ sung thêm các vitamin từ trái cây.
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn nửa ly sữa, nửa quả chuối trong bữa phụ. Lý do là vì trẻ chỉ nên ăn vừa sức tiêu hóa, không nên ép con ăn hết khi con đã chán. Việc làm này sẽ khiến con dễ nôn trớ, và sinh ra cảm giác sợ ăn dẫn tới việc biếng ăn sau này. Trẻ suy dinh dưỡng cần được uống thêm một cữ sữa buổi tối để cung cấp thêm năng lượng.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Bố mẹ hãy lưu ý không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn, hoặc xem nước trái cây như một bữa phụ vì chúng rất ít năng lượng, chỉ có vitamin tan trong nước và đường sẽ tạo cảm giác no giả. Cách ăn trái cây đúng nhất luôn là ăn cả cái để dung nạp đầy đủ các loại vitamin và chất xơ.
– Tăng thực phẩm giàu năng lượng: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? 4 nhóm chất thiết yếu là rất cần thiết cho sự phát triển, tuy nhiên trẻ suy dinh dưỡng cần nhiều năng lượng hơn để bù đắp lại lượng năng lượng bị thiếu hụt trước đó. Dầu là nguồn cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và đạm, vì thế mẹ nên thêm một ít dầu vào bữa ăn để tăng năng lượng cho con.
Ngoài ra, dầu mỡ còn giúp con ăn ngon miệng hơn khi chén bột không bị quá khô khi ăn. Khẩu phần ăn nên chứa đủ 4 nhóm chất và bổ sung thêm một số thực phẩm có năng lượng cao như dầu, mỡ, thức ăn giàu protein động vật như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi giàu vitamin.
– Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ: bạn thường đau đầu suy nghĩ rằng trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì tốt nhất. Nhưng sữa mẹ vẫn là tốt nhất, vì sữa mẹ có công thức độc đáo, cân bằng dinh dưỡng và cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ của trẻ.
Bạn không nên cho trẻ cai sữa mẹ quá sớm vì thời điểm này sữa vẫn cung cấp dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ. Trẻ từ 1 – 2 tuổi ngoài bú mẹ nên ăn thêm 4 bữa/ngày, trẻ 3 – 5 tuổi không bú mẹ nữa thì cần phải ăn 5 – 6 bữa/ngày.
– Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ bị suy dinh dưỡng rất dễ bị thiếu các vi chất cần thiết như vitamin và chất khoáng. Bố mẹ có thể xin tư vấn từ các chuyên khoa dinh dưỡng để được bổ sung đúng liều lượng và loại thuốc thích hợp. Đặc biệt, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Dinh dưỡng.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Ngoài các nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chính như: đạm, dầu, bột đường. Chúng ta cũng cần lưu ý việc bổ sung vitamin và chất khoáng. Cơ thể cần khoảng 90 vi chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động, trong đó phân loại thành các viramin tan trong nước, vitamin tan trong dầu vầ chất khoáng.
– Vitamin A: Nhóm vitamin tan trong dầu thường bị thiếu hut ở trẻ suy dinh dưỡng, do các thực phẩm chất béo ít được tiêu thụ nên hạn chế hấp thu loại vitamin này. Vitamin A cần thiết cho tăng trưởng, hỗ trợ thị giác, hỗ trợ miễn dịch, phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng. Thiếu hụt vitamin A trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt, loét giác mạc, chậm tăng trưởng và dễ nhiễm trùng.
– Vitamin D là vitamin cần thiết để cơ thể sử dụng canxi và phospho, từ đó xây dựng nên hệ khung xương và răng vững chắc. Thực phẩm giàu vitamin A và D thường là dầu gan cá, các loại cá béo như cá hồi.
– Vitamin E cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi trùng và virus. Đồng thời, vitamin E hỗ trợ các mạch máu giãn nở đủ rộng để lưu thông máu trong cơ thể.

– Vitamin nhóm B (B6-B12): Các vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu thụ bột đường, ngoài ra chúng còn hỗ trợ hệ thần kinh. Vitamin B có rất nhiều trong các loại gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, sữa và phomat.
– Canxi là thành phần chính của xương và răng, việc thiếu hụt canxi thường khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển. Thức ăn giàu canxi thường là các sản phẩm từ sữa, phomat, sữa chua, rau xanh thẫm, cá,..
– Kẽm là chất khoáng tối ưu việc hấp thu, tăng tổng hợp đạm và giúp trẻ cảm thấy ngon miệng khi ăn. Thiếu hụt kẽm thường khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển và biếng ăn do vị giá kém. Thực phẩm giàu vitamin D thường là: thịt bò, hải sản, con sò, ngũ cốc nguyên hạt.
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đối với từng mức độ suy dinh dưỡng khác nhau sẽ có cách bổ sung khác nhau, mẹ nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được lập kế hoạch bổ sung như thế nào cho phù hợp thể trạng của con.
Đọc thêm các bài viết thú vị khác tại đây.