Bài viết hướng dẫn mẹ tìm hiẻu nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc và cách khắc phục
Trong tuần trăng mật, và tuần khủng hoảng đầu đời sẽ đôi khi mẹ gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc gắt ngủ. Vậy nguyên nhân là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chuyenmebim.com tìm hiểu để giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc
Trong thời gian tuần trăng mật ( 1 – 2 tuần sau khi sinh) thì bé sẽ có nhịp sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, trong một số thời điểm nhất định sẽ có lúc trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc khiến ba mẹ đau đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa thì hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, do trẻ tập làm quen với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Thế giới bên ngoài tử cung mẹ lạ lẫm, ồn ào với con nên con cần thời gian để làm quen. Giống như việc chúng ta di chuyển đến một đất nước khác để sống, vì vậy cần phải kiên nhẫn với trẻ.
Ngoài ra, trong tuần lễ đỉnh điểm cáu gắt (thường sau tuần thứ 2 sau sinh) sẽ có thời gian trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc liên tục. Ba mẹ không thể nào giải quyết được sự gắt hờn của con. Một số giả thuyết cho rằng, giai đoạn này là thời kỳ giao thoa của sự phát triển, giống như người lớn trước mỗi sự phát triển đều bị stress. Nhưng ba mẹ hãy yên tâm rằng sau giai đoạn này con sẽ lại ăn ngủ ngoan.
Một số nguyên nhân ngoại quan khác như: tã lót bị ướt, tã bị quấn quá chặt, con bị đầy hơi hay trào ngược, các vấn đề sức khỏe khác,….

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc
a. Tạo môi trường ngủ để hạn chế trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc
Môi trường lý tưởng để con ngủ thường là một không gian thoáng đãng, với ánh đèn mờ mờ, không ồn ào. Phòng ốc nên được thiết kế kín gió khi bé ngủ để đảm bảo sức khỏe cho con.
Hãy cho bé tiếp xúc với tiếng ồn trắng để thời gian ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Sức khỏe.
b. Cho trẻ bú đủ trước khi ngủ
Đây là một trong những cách hiệu quả nhất chữa trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc. Vì nguyên nhân thường thấy ở trẻ sơ sinh khi bị giật mình thức dậy giữa giấc là do bị đói. Cảm giác no bụng và sự ôm ấp của mẹ cũng giúp con dễ vào giấc hơn. Nhưng sau khi con ngủ, hãy đặt bé xuống giường, xoa lưng cho con để con ngủ sâu giấc hơn.

c. Hãy tạo thói quen sinh hoạt điều độ cho con
Trẻ sơ snh cần thời gian ngủ khá nhiều so với các độ tuổi khác. Vì vậy, khi quan sát được các dấu hiệu buồn ngủ ở con như: mắt lờ đờ, nhìn xa xăm, ngáp,… thì mẹ nên dỗ bé ngủ. Ngoài ra, việc tập cho bé vào lịch sinh hoạt EASY cũng giúp bé có lịch sinh hoạt điều độ, hạn chế việc thức quá giấc gây gắt ngủ.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ luyện ngủ EASY cho trẻ
d. Kiểm tra các yếu tố ngoại quan ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc
Trước khi con đi vào giấc ngủ, bạn hãy đảm bảo tã lót khô ráo và không quấn quá chặt. Vì trong giấc ngủ, khi tã bị ướt sẽ có thể làm con bị hăm, xót và con khóc. Những trường hợp như vậy thường khiến con khó chịu, và khó ngủ lại hơn rất nhiều.
Mẹ cũng nên vỗ ợ hơi cho con sau khi cho con bú để giúp con giải tỏa bớt hơi trong dạ dày ra ngoài, một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc do đầy hơi.
Trên đây, là một số chia sẻ giúp mẹ giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc. Tuy nhiên, nếu con gắt ngủ quấy khóc thời gian dài, kèm theo sụt cân, lười ăn,… thì ba mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra và tìm nguyên nhân.
Đọc thêm các bài viêt thú vị khác tại bamegenz.com
Tags: #gắt ngủ quấy khóc
Con mình cũng thường xuyên quấy khóc, gắt ngủ. Mình từng rất đau đầu về vấn đề này
huhu nhắc đến lại thấy sợ
Hiuhiu khó khăn đã qua rùi ạ. Chúc mẹ ngày mới tốt lành
ước mình đọc được bài này sớm hơn hihi
Mong mẹ chia sẻ thêm kinh nghiệm. Chúc mẹ ngày mới tốt lành
thời gian đó ai chỉ j mình cũng làm nha, chỉ vì muốn con và gia đình yên giấc
Hiuhiu mẹ đã làm tất cả vì giấc ngủ của con
[…] Xem thêm: Trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc phải làm sao? […]
[…] Trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc phải làm sao? […]