Tâm lý chung của người mẹ đang cho con bú là làm gì, ăn gì, uống gì cũng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con kể cả các phương pháp tránh thai khi cho con bú.
Để giúp mẹ xóa tan đi nỗi lo “vỡ kế hoạch”, Chuyện mẹ bỉm sẽ tổng hợp lại 8 phương pháp tránh thai khi cho con bú. Trong 8 phương pháp tránh thai này sẽ có cả những phương pháp tránh thai mới. Với mỗi biện pháp tránh thai sau sinh, chúng tôi sẽ nêu rõ ưu – nhược điểm để mẹ tiện so sánh và lựa chọn.
Nội dung bài viết
#1. Dùng thuốc tránh thai dành riêng cho mẹ đang cho con bú
Theo khuyến cáo của WHO, mẹ đang cho con bú có thể uống thuốc tránh thai kể từ tuần thứ 7, lúc này cơ chế tiết sữa của mẹ đã ổn định.
Đối với thuốc tránh thai hàng ngày mẹ đang cho con bú chỉ nên dùng loại chỉ chứa Progestin. Loại thuốc tránh thai hàng ngày này sẽ tạo ra lớp chất nhầy dày hơn giữa tử cung và âm đạo làm cản trở tinh trùng đến với trứng.

Xem thêm các bài viết bổ ích khác tại đây.
Để đảm bảo hiệu quả tránh thai cao hơn các chị em có thể sử dụng thuốc tránh thai phối hợp. Loại thuốc này mang lại hiệu quả tránh thai khi cho con bú cao hơn, tuy nhiên lại có nhược điểm là làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra. Do vậy, nếu mẹ thuộc tuýp ít sữa thì không nên dùng loại thuốc tránh thai này nhé.

Các mẹ đang cho con bú thì nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Trong một số trường hợp cần thiết, các mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc tránh thai khẩn cấp dành cho mẹ đang cho con bú như Postinor 1, Postinor 2, Mifestad 10, Mifentra 10…
* Ưu điểm: không ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng, hiệu quả cao.
* Nhược điểm: biện pháp này gây ra nhiều bất tiện do các chị em phải dùng thuốc đúng giờ, hàng ngày. Sản phẩm có thể mang lại tác dụng phụ như đau đầu, nôn ói và đau ngực, tăng cân, giảm cân,…
Lưu ý: Dù các chị em dùng loại thuốc tránh thai dành cho phụ nữ đang cho con bú liều thấp cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ – dược sĩ trước khi dùng.
#2. Cho con bú vô kinh

Đây là một phương pháp tránh thai tự nhiên tạm thời bằng cách cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi con bú mẹ sẽ làm gia tăng nồng độ Prolactin trong máu, giúp ngăn chặn sự rụng trứng, bảo vệ mẹ khỏi mang thai.
Để có thể áp dụng phương pháp tránh thai này mẹ cần phải đảm bảo: Chưa có kinh trở lại và mẹ phải tuân thủ việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
* Ưu điểm: Không gây tác dụng phụ, mẹ không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay công cụ hỗ trợ nào.
* Nhược điểm: Hiệu quả tránh thai khi cho con bú không cao.
#3. Tính ngày rụng trứng

Đây không chỉ là biện pháp tránh thai an toàn sau sinh mà bất kỳ giai đoạn nào các chị em đều có thể áp dụng. Để có thể tránh thai an toàn với phương pháp này các chị em cần nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai.
- Trong giai đoạn hành kinh, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7, đây là giai đoạn tương đối an toàn.
- Giai đoạn rụng trứng, từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19, đây là giai đoạn không an toàn.
- Giai đoạn tránh thai an toàn nhất từ ngày thứ 20 đến cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Trong giai đoạn rụng trứng các chị em nên cân nhắc sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.
* Ưu điểm: không tốn kém, dễ áp dụng, có thể áp dụng lâu dài và đảm bảo an toàn tuyệt đối với cả mẹ và bé.
* Nhược điểm: Phương pháp tránh thai sau sinh này chỉ áp dụng đối với các chị em có kinh nguyệt đều đặn.
#4. Đặt vòng tránh thai
Đây là biện pháp tránh thai khi cho con bú có mức độ an toàn cao. Việc đặt vòng sẽ được thực hiện tại các bệnh viện, dưới sự tư vấn hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa nên các chị em có thể hoàn toàn an tâm.

* Ưu điểm: đạt hiệu quả tránh thai cao, không gây đau hoặc gây cản trở trong chuyện vợ chồng.
* Nhược điểm: có thể dẫn đến các tác dụng phụ như : đau lưng, rong huyết, đau co thắt cổ tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa,…
#5. Que cấy tránh thai

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy que ngừa thai dẻo có kích thước bằng que diêm dưới da cánh tay của các chị em. Việc này sẽ giúp phóng thích progestin vào cơ thể nhằm ngăn cản sự rụng trứng.
* Ưu điểm: Phương pháp tránh thai sau sinh này được đánh giá cao, hiệu quả tránh thai lên đến 99,9%, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
* Nhược điểm: Có thể mang lại một số tác dụng phụ như : căng ngực, mụn trứng cá, đau đầu – chóng mặt, khô âm đạo,…
#6. Thuốc diệt tinh trùng
Đây là biện pháp tránh thai khi cho con bú được nhiều chị em hiện đại áp dụng. Các chị sẽ dùng thuốc diệt tinh trùng dạng kem, gel, bọt hoặc dùng màng phim VCF, … để đặt vào âm đạo, gần cổ tử cung. Phương pháp này khá tiện lợi, sử dụng dễ dàng nhưng hiệu quả tránh thai không cao.

* Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí cao.
* Nhược điểm: Hiệu quả tránh thai không cao.
#7. Phương pháp triệt sản
Các chị em chỉ nên áp dụng phương pháp này khi xác định kế hoạch không sinh con tiếp theo nữa. Vì phương pháp này sẽ ngừa thai vĩnh viễn và không thể mang thai trở lại khi muốn. Bạn có thể áp dụng biện pháp triệt sản ở nam hoặc nữ đều được.
* Ưu điểm: mang lại hiệu quả tránh thai hoàn toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi tiến hành triệt sản.
* Nhược điểm: Không thể có thai lại nếu muốn.
#8. Dùng bao cao su
Đây là biện pháp tránh thai khi cho con bú phổ biến, được đánh giá là an toàn, mang lại hiệu quả cao mà lại không gây tác dụng phụ. Đồng thời còn giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh lý lây qua đường tình dục.
* Ưu điểm: Không gây tác dụng phụ, tiện lợi khi sử dụng, hiệu quả tránh thai cao và an toàn đối với mẹ đang cho con bú.
* Nhược điểm: Một số người dùng có thể bị dị ứng hoặc không thích sử dụng vì cảm giác không thoải mái.
Trong 8 phương pháp tránh thai khi cho con bú mà chuyenmebim.com đã giới thiệu ở trên đều là những phương pháp tránh thai an toàn, được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tuy nhiên, mỗi người đều sẽ khác nhau về tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống,… Do vậy, trước khi chọn biện pháp tránh thai nào, bạn cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước nhé.
Xem thêm kinh nghiệm nuôi con của thế hệ genZ tại đây.
Tags: #biện pháp tránh thai an toàn sau sinh #Biện pháp tránh thai khi cho con bú #biện pháp tránh thai sau sinh #phương pháp tránh thai khi cho con bú