Nuôi con khỏe với thông tin dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

0Shares

Việc nuôi con khỏe và phát triển tốt theo từng độ tuổi sẽ là bài toán nan giải cho mẹ. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng cho bé sẽ luôn là rào cản lớn nhất. Các mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi trong dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn, để các bé có thể phát triển toàn diện nhất thì yếu tố quan trọng luôn đến từ dinh dưỡng trong những bữa ăn.

Theo thông tin chung về việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé trong các bữa ăn luôn gây nên khó khăn cho các bà mẹ. Ta cần đặc biệt lưu ý về thành phần dinh dưỡng luôn phải đáp ứng đủ các  vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, trẻ em ở mỗi độ tuổi đều sẽ có sự thay đổi cách hấp thu chất dinh dưỡng và cần bổ sung nhiều hơn lượng dinh dưỡng thiết yếu.

Tháp dinh dưỡng cho bé qua từng giai đoạn 

Ta có thể quan tâm dinh dưỡng cho trẻ nhiều nhất về các loại thực phẩm, bữa ăn nhẹ và các bữa ăn chính trong ngày. Để tìm hiểu cụ thể hơn ta chia trẻ thành 2 nhóm: Nhóm trẻ 1-3 tuổi và Nhóm trẻ từ 4-6 tuổi.

  • Dinh dưỡng cho nhóm trẻ 1-3 tuổi: Đây là độ tuổi có những bước đầu làm quen với ăn dặm sau khi ngừng việc nuôi sữa bằng sữa mẹ. Vì vậy, các bữa ăn của con nên được thay bằng cháo, súp, bột ăn dặm hay các món ăn được cắt nhỏ. Giai đoạn này, phụ huynh có thể xây dựng cho con 3 đến 4 bữa ăn / ngày. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng cho trẻ phải đáp ứng đủ: 
  • Tinh bột (gạo, bún, phở ….)
  • Đạm (cá, thịt, …)
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu …)
  • Vitamin và khoáng chất (Rau, trái cây …)
Dinh dưỡng cho bé
Tháp dinh dưỡng cho các bữa ăn của trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Dinh dưỡng cho bé từ 4-6 tuổi: Lúc này, trẻ đang dần được đến trường và học tập, sinh hoạt tại các cơ sở mầm non. Các bé sẽ có khoảng thời gian hoạt động rất nhiều trong ngày, chính vì vậy sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Ba mẹ cần chú ý bổ sung nhiều hơn về lượng dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao nên mẹ nên cho con uống thêm sữa ngoài các bữa ăn chính (khuyến khích mẹ dùng sữa không đường, ít đường hay sữa công thức). Đồng thời, trẻ cũng cần được bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả trong các bữa ăn chính. 

Phương pháp xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé

Đặc điểm phát triển và sự thay đổi trong dinh dưỡng của bé

Qua từng độ tuổi phát triển, nhu cầu ăn uống của bé sẽ có những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Vấn đề lựa chọn món ăn cho mình sẽ xảy ra những tình trạng biếng ăn với trẻ, ngoài ra khi bước vào độ tuổi đến trường các bé sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn khi sinh hoạt, điều đó dẫn đến lượng dinh dưỡng cho bé và khẩu phần trở nên nhiều hơn. 

Xét về thể chất, giai đoạn này các bậc phụ huynh cần quan tâm cách bồi bổ sinh dưỡng cho con sao cho trẻ khỏe mạnh hơn và tăng trưởng tốt. 

Chế độ dinh dưỡng cho bé – sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất là sữa, theo đó, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất đáp ứng dinh dưỡng cho bé. Sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp bé thích nghi với hệ tiêu hóa qua đường miệng, thúc đẩy hệ miễn dịch và giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Về tiêu chuẩn dinh dưỡng cho bé: Mẹ cần cho bé ti sữa 7-8 lần / 24h còn đối với trẻ biếng ăn phải đáp ứng đủ 2h mỗi lần ti.

Sữa non từ mẹ sẽ cung cấp cho con một lượng vitamin A, lượng lớn calo và kháng thể. Ngoài ra, trong sữa mẹ có chứa nồng độ đạm, lipit, đường (Lactose), vitamin và yếu tố vi lượng rất cao.

Dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng cho các bé cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn nhất là với trẻ sơ sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng cho bé 6 đến 12 tháng

Dinh dưỡng cho bé 6-7 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này bé đang dần tập làm quen với ăn dặm, vì vậy mẹ cần từng bước cho bé làm quen với bữa ăn. 

  • Bắt đầu ăn : Ta có thể thử với việc dùng bột loãng tỷ lệ (1/10) và lượng bột ½ muỗng cà phê .
  • Trong tuần thứ nhất : Bắt đầu cho trẻ tăng khẩu phần lên với 1 muỗng cà phê bột
  • Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu cho bé. Tuy nhiên, đây chỉ là thao tác làm quen với ăn dặm bằng muỗng vì thế trẻ vẫn cần nguồn dinh dưỡng chính là sữa. 

Dinh dưỡng cho bé 8-9 tháng tuổi:

Sau quá trình ăn dặm, lúc này bé đã có thể nhận dinh dưỡng từ các bữa ăn thô (cháo, súp, món ăn xay nhuyễn..). Cho đến khi bé bắt đầu mọc răng, khi đó các bé có thể gặm nhấm vì vậy món ăn có thể đa dạng hơn mà không cần phải xay nhuyễn. Mẹ có thể chú ý hơn đến các món ăn mà bé thích đồng thời phải đáp ứng lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. 

  • Thực phẩm bổ sung chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng..
  • Thực phẩm sung tinh bột : gạo, mì, khoai, ngô…
  • Thực phẩm bổ sung chất béo : dầu, mỡ, lạc…
  • Thực phẩm bổ sung vitamin, chất khoáng : rau cải, mồng tơi, chuối, đu đủ, xoài …

Dinh dưỡng cho bé 10-12 tháng tuổi:

Giai đoạn này bé sẽ dần giảm cữ sữa và thay vào đó là các bữa ăn chính. Ngoài các món cháo, bột trước đó thì mẹ có thể cho bé tập ăn thử với các món ăn mới như phở, nui … Kèm theo trong các món chính nên có 1 số thực phẩm như: 

  • Các chất đạm băm nhuyễn
  • Các loại rau củ băm nhuyễn
  • 1-2 muỗng dầu ăn
  • Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai vô cùng quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.
Dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi có thể thay sữa bằng các bữa ăn chính (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 đến 3 tuổi

Thức ăn của trẻ nên có món từ mềm đến cứng, giai đoạn mọc răng hàm bé sẽ cần luyện cơ nhai nhiều hơn. Các món ăn cần được mẹ nấu kỹ không cần xay hay cắt nhỏ sẽ tạo cho bé cảm giác ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, sau khi cai sữa bé nên được ăn bữa ăn riêng không vội ăn chung cùng người lớn. Bởi lượng muối trong khẩu phần ăn của người lớn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. 

Phụ huynh cân nhắc, độ tuổi này có đôi lúc bé sẽ đòi hỏi được ăn các bữa ăn vặt. Vì vậy, khuyên mẹ nên hạn chế các món ngọt cho bé bởi đồ ngọt sẽ tạo cảm giác no giả đồng thời dễ gây hư răng do còn sót trong miệng chuyển thành axit. 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi sao cho hiệu quả?

Chế độ dinh dưỡng cho bé 4 đến 5 tuổi

Khi trẻ bước vào độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé dường như đã hoàn chỉnh. Vì vậy, mẹ có thể xây dựng những bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn và quan trọng phải luôn chứa đầy đủ yếu tố dinh dưỡng cần thiết.
Nhóm thực phẩm dành cho các bé nên lựa chọn:

  • Trái cây và rau quả: Bé nên chọn các loại trái cây nhiều màu sắc sẽ bổ sung hàm lượng vitamin đa dạng hơn.
  • Tinh bột và ngũ cốc: Cung cấp cho bé năng lượng để phát triển thể chất
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều protein, canxi giúp bé phát triển xương
  • Chất đạm: Giúp bé tăng trưởng và phát triển trí não
Dinh dưỡng cho bé
Giai đoạn bé từ 4-5 tuổi nên được ăn các bữa ăn theo sở thích và đáp ứng đủ dinh dưỡng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý trong cách chăm sóc dinh dưỡng có thể gây cản trở phát triển của bé

Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng

Khi trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cơ thể của các bé sẽ nhanh chóng biểu hiện nên các dấu hiệu cảnh báo đến sức khỏe.

Trẻ xuất hiện một số biểu hiện như: 

  • Mệt mỏi vô văn
  • Móng lõm hình lòng huyền
  • Viêm miệng, lở miệng
  • Tiêu chảy
  • Trẻ chậm lớn, răng mọc không đều
  • Dễ chảy máu, da xanh, xuất huyết niêm mạc
  • Khó ngủ, đổ mồ hôi nhiều

Ta có thể nhận biết trẻ đang gặp tình trạng thiếu chất dinh dưỡng như vitamin A, D, C canxi, sắt, kẽm, iot. Mỗi yếu tố dinh dưỡng đều sẽ góp phần vào việc xây dựng cho bé 1 cơ thể khỏe mạnh. Khi thiếu một trong số những chất dinh dưỡng trên cơ thể trẻ lặp tức xuất hiện những biểu hiện xấu cho sức khỏe và thể chất.

Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ. Vì vậy, mẹ nên theo dõi sự thay đổi trên cơ thể của trẻ để kịp thời phát hiện ra những biểu hiện trẻ thiếu chất dinh dưỡng và bổ sung kịp thời.

Hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu sẽ dễ dàng gặp phải ở trẻ nhỏ, thông thường trẻ mắc hội chứng này cơ thể sẽ khó hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có trong các bữa ăn. Theo thời gian sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của các bé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ta thấy được là do: Tổn thương của ruột non hay do các men tiêu hóa của dạ dày, gan, mặt … bị thiếu hụt dẫn đến không đáp ứng được khả năng tiêu hóa.

Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu sẽ biểu hiện thông qua 1 số triệu chứng mà mẹ cần lưu ý như: táo báo, đầy bụng, khó tiêu, hay phân thay đổi nhiều màu sắc trong đó triệu chứng thường gặp nhất là tiêu chảy có thể kéo dài trong nhiều ngày và có thể không xảy ra với 1 vài trường hợp.

Để khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ mẹ cần xây dựng các bữa ăn đảm bảo ít chất xơ, chất béo và sữa, có nhiều chất lỏng như nước , có thể nước ép hoặc nước trái cây. Đặc biệt, không nên nạp quá nhiều thức ăn cùng 1 lúc như vậy dễ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé. 

Quá trình kém hấp thu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trẻ phát triển chậm về tinh thần và thể chất, đối mặt với nguy cơ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ, chất béo giảm tối đa việc ăn socola, tránh các sản phẩm từ sữa và lúa mì. Theo đó, mẹ nên bổ sung sữa chua (tốt hơn là loại ít đường), tốt nhất là loại sữa chua lên men tại nhà giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột.

Kết luận

Cuối cùng, việc nuôi con khỏe với dinh dưỡng ở từng độ tuổi khác nhau cần được các mẹ cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm các bài viết thú vị cùng chủ đề khác tại bamegenz.com

0Shares
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Nuôi con khỏe với thông tin dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi  […]

trackback

[…] Nuôi con khỏe với thông tin dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi  […]