Bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích vể cách chơi với trẻ chậm nói, để mẹ có thể cùng chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ ngay tại nhà.
Các trò chơi phát triển ngôn ngữ giúp cho trẻ chậm nói mở rộng được vốn từ, thúc đẩy tính sáng tạo, tư duy và gắn kết tình cảm gia đình. Tuy nhiên, mẹ luôn phân vân cách chơi với trẻ chậm nói như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Vì thế, chuyenmebim.com sẽ thông tin về tiêu chí chọn trò chơi, cách chơi để con phát triển ngôn ngữ tốt nhất.
Nội dung bài viết
Trẻ chậm nói là thế nào?
Trong vấn đề về sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ hiện nay thì chậm nói đang là dạng chậm phát triển phổ biến nhất.
Lời nói được coi là phương tiện giao tiếp thường xuyên và phổ biến bằng âm thanh. Ba thành phần chính của một lời nói là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói sẽ xuất hiện khi trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu, ví dụ như nói lắp, nói ngọng, chậm nói…
Còn ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua cả lời nói, cử chỉ. Ngôn ngữ chính là thước đo của trí thông minh, vì thế rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn rối loạn lời nói và phải nhận được tư vấn của các chuyên gia y khoa.
Trẻ được xem là chậm nói thực sự khi trẻ không nói được câu đơn lúc 2 tuổi, không nói được một câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Thông thường, các rối loạn lời nói sẽ xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Nhưng nếu được bố mẹ chọn được cách chơi với trẻ chậm nói, rối loạn lời nói thì sẽ sớm khắc phục được tình trạng này.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Đời sống.
Các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Hiện nay, người ta đã tìm thấy rât nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói trong 2 nhóm chính sau:
– Nguyên nhân thực thể: nghĩa là trẻ có vấn đề bệnh lý tại các cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), hoặc cơ quan chỉ huy là não bộ (não bị dị tật bẩm sinh, di chứng xuất huyết não, viêm màng não,..).
– Nguyên nhân chủ quan: tâm sinh lý trẻ bị ảnh hưởng do gia đình quá cưng chiều, hoặc bỏ bê trẻ chơi một mình, cho trẻ tiếp xúc với TV, máy tính bảng quá nhiều. Khi gia đình xảy ra biến cố gì đó, trẻ bị dọa nạt, làm trẻ căng thẳng, lo sợ và ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Tiêu chí chọn cách chơi với trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói thường rất nhanh chán khi chơi các trò chơi khác. Vì thế bố mẹ cần nắm rõ các tiêu chí chọn cách chơi với trẻ chậm nói để chọn ra biện pháp tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất. Các tiêu chí phù hợp khi xây dựng một trò chơi cho trẻ chậm nói như sau:
– Phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của con.
– Cách chơi dễ hiểu, lặp lại nhiều lần nhưng vẫn có sự thú vị, hào hứng.
– Trò chơi có thể chơi một người hoặc nhiều người cùng lúc.
– Chi phí hợp lý, không tốn kém, rườm rà, ưu tiên các trò chơi có thể thực hiện tại nhà.
Gợi ý một số cách chơi với trẻ chậm nói
Để giúp trẻ chậm nói có thể phát triển ngôn ngữ và các giao tiếp với các thành viên, mẹ hãy thử ngay các cách chơi với trẻ chậm nói được gợi ý dưới đây:
Kể truyện đêm khuya

Mục đích: Tăng thêm sự phong phú vốn từ, bồi dưỡng lòng nhân ái thông qua các câu truyện cổ tích.
Thực hiện:
- Mẹ thực hiện kể truyện trước giờ con ngủ khoảng 30 phút.
- Mẹ có thể sử dụng các câu truyện dân gian, hoặc truyện cổ tích từ các sách dành cho thiếu nhi. Mẹ nên nhớ mỗi ngày chỉ nên kể một đến hai câu truyện, và thay đổi hàng ngày để con không bị chán.
- Kể truyện đêm khuya là một trong những cách chơi với trẻ chậm nói được các chuyên gia đánh giá cao về mặt hiệu quả, và thêm gắn kết tình cảm yêu thương giữa bố mẹ và con.
Cái bao bí ẩn

Mục đích: giúp trẻ phân biệt, gọi tên, định hình các đồ vật hàng ngày.
Thực hiện:
- Mẹ chuẩn bị một túi kín, chọn loại tối màu để không thấy bên trong, và cho vào túi các món đồ như: quả trứng, quả bóng, lục lạc…
- Mẹ hãy cho con sờ vào các món đồ trước khi cho vào túi.
- Sau khi cho hết các đồ chơi vào túi mẹ hãy thử thách con bằng cách con đề nghị con tìm đồ vật thông qua lời nói như: “Con giúp mẹ lấy quả trứng nào?”.
- Mẹ cũng có thể sáng tạo cho trò chơi mới lạ hơn bằng cách cho con lấy đồ vật ra và hỏi “Đây là cái gì vậy con”. Đừng quên khuyến khích con mô tả món đồ bằng cách đặt thêm các câu hỏi về màu sắc, công dụng món đồ đó trong cuộc sống hàng ngày.
Chi chi chành chành

Mục đích: giúp con làm quen với đồng dao, luyện tập phản xạ nhanh nhẹn.
Thực hiện:
- Trò chơi dành cho khoảng 2 – 5 người chơi, không phân biệt độ tuổi.
- Mẹ hãy giải thích cho bé rằng khi mẹ sắp xong bài đồng dao con phải nhanh chóng rút tay ra khỏi bàn tay của mẹ, nếu không sẽ bị mẹ nắm tay. Ban đầu, trẻ có thể không hiểu nhưng khi thấy mọi người bắt đầu chơi, trẻ dần hiểu ra quy luật của trò chơi.
- Mẹ hoặc bố bắt đầu điều khiển trò chơi bằng việc xòe bàn tay ra và người chơi còn lại đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay người quản trò. Sau đó, tất cả cùng đọc vang bài đồng dao và gõ ngón trỏ vào lòng bàn tay người quản trò theo nhịp của bài đồng dao.
- Khi bài đồng dao được hát đến từ “ập” thì quản trò nắm tay lại, những người chưa kịp rút ngón tay ra ngoài sẽ bị thua, và người thua sau đó sẽ điều khiển tiếp lượt chơi mới.
- Các phiên bản của bài đồng dao cho đến ngày nay:
- “Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
- “Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương bú tí
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập của vào”.
- “Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa mất cương
Ma vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
Xem thêm: Các trò chơi cho trẻ chậm nói đơn giản – Hiệu quả bất ngờ
Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám chậm nói
Việc sàng lọc khả năng nghe nói nên được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ để có biện pháp khắc phục sớm. Những trẻ ở độ 3 – 4 tháng tuổi không đáp ứng với các tiếng động mạnh, không phát ra âm thanh gừ gừ cần phải được kiểm tra thính giác, và theo dõi thường xuyên.
Khi trẻ đạt mốc 5 – 12 tháng nhưng vẫn không quay đâu khi được gọi tên, không tìm cách giao tiếp với những người xung quanh, không nói các từ đơn giản như “không”, “bai bai”. Thì phụ huynh cần hết sức lưu ý, nếu mốc độ tuổi này có các nguy cơ trên thì khả năng con chậm nói là rất cao, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được kiểm tra chính xác hơn.

Cột mốc khác cần mẹ lưu ý là sang tháng thứ 24 nhưng vốn từ vựng con tăng chậm, không tự nói được mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, không có các cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để thể hiện ý muốn của mình.
Trẻ từ 25 – 35 tháng không nói được câu có 2 – 4 từ, không biết gọi tên bố mẹ hoặc các bộ phận trên cơ thể, không đặt được các câu hỏi đơn giản thì cần được thăm khám, kiểm tra và xây dựng lộ trình phát triển ngôn ngữ.
Nói chung, ở độ tuổi 3 tháng – 2 tuổi có khoẳng 1/5 trẻ em có dấu hiệu chậm nói, nhưng đa số đều sẽ đuổi kịp các bạn lớn lên. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá chủ quan mà hãy thường xuyên giao tiếp, chọn cách chơi với trẻ chậm nói phù hợp và hạn chế để con chơi một mình với thiết bị điện tử. Việc sàng lọc khả năng thính giác được sớm, cũng có thể loại bỏ nguyên nhân gây chậm nói, nên nếu quan sát thấy việc trẻ không phản ứng âm thanh mẹ hãy nên đưa con đi khám sớm.
Xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây.
Tags: #trẻ chậm nói
[…] nhân gửi lại 03 nguyên tắc vàng trong việc giáo dục con cái cho hậu thế. Nhưng hậu thế chúng ta vận dụng thế nào lại do mình, chỉ có […]