Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

0Shares

Bài viết hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà và cách để phòng ngừa lây nhiễm.

Trẻ bị tay chân miệng là bệnh lây nhiễm do virus Coxsackievirus và Enterovirus 71. Đỉnh điểm có nguy cơ lây lan dịch bệnh thường diễn ra vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, hoặc từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bài viết bên dưới sẽ giúp mẹ hiểu hơn về cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

– Nguyên nhân gây bệnh là do virus Coxackievirus và Enterovirus 71, bệnh lây qua đường tiếp xúc, bé sẽ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, dịch từ các nốt phỏng vỡ ra, phân, chất nôn của trẻ bị bệnh trước đó.

– Bệnh tay chân miệng thường có thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 7 ngày, sẽ bắt đầu khởi phát các triệu chứng trong 1 – 2 ngày, toàn phát tất cả các triệu chứng trong 3 -10 ngày tiếp theo, và lui bệnh sau 3 -5 ngày.

Tay chân miệng 2
Xuất hiện vết loét, phòng nước ở tay chân miệng là triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng và biến chứng của tay chân miệng

 Các triệu chứng của tay chân miệng

  • Loét miệng: xuất hiện nhiều vết loét đỏ, phỏng nước trong niêm mạc miệng, lưỡi gây tăng tiết nước bọt, chảy dãi, bỏ ăn ở trẻ.
  • Nốt phỏng nước: các nốt phỏng sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông trong khoảng 7 ngày và sau đó để lại nhiều vết thâm trên da của trẻ.

Biến chứng của tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ và có khả năng điều trị khỏi, nhưng vẫn có một số biến chứng nặng nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách như sau:

  • Biến chứng thần kinh: Viêm não hoặc viêm màng não
  • Biến chứng tim mạch hô hấp: một số trẻ nhi xuất hiện tình trạng viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

Chăm sóc khi trẻ bị tay chân miệng

– Cách ly tiếp xúc khi trẻ bị bệnh, tránh cho trẻ ra đường để hạn chế lây bệnh cho trẻ hác

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và được sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng trẻ.

– Vệ sinh tay mỗi lần chăm sóc trẻ.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, nguội, dễ tiêu như cháo sữa và chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ khó ăn hoặc bỏ ăn.

Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và đầy đủ nhất phần 2

– Sau khi ăn, hãy giúp trẻ vệ sinh miệng tránh tình trạng nhiễm trùng do tổn thương các vết loét.

– Cho trẻ mặc áo quần mềm mại, rộng rãi, thoáng mát.

Tay chân miệng 3
Hãy cho trẻ mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát để không làm tổn thương các nốt phỏng nước

– Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, hạn chế kỳ cọ mạnh làm vỡ nốt phỏng.

– Hãy theo dĩ tình trạng của bé ở nhà để phát hiện các dấu hiệu nặng như run chi, đi không vững, sốt cao co giật, giật mình khi ngủ đêm.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Mẹ có thể phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh vì đường lây chủ yếu của tay chân miệng là tiếp xúc.

Tay chân miệng 4
Hãy phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ tốt, thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ

– Hãy rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ và tiếp xúc với chất thải của trẻ.

– Rửa sạch đồ chơi, hong khô dưới nắng, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp

– Không cho trẻ đi học trong thời gian trẻ bị bệnh, không đưa trẻ đến nơi tập trung đông người hoặc khu vui chơi trẻ em.

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá đúng nhất. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên theo dõi và đưa con đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bất thường để được điều trị thích hợp.

Xem thêm các bài viết khác về nuôi dạy con tại đây.

Tags: #chăm sóc

0Shares
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà […]

trackback

[…] Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà […]