Bài viết giới thiệu kiến thức tổng quan về trầm cảm sau sinh, và cách phòng tránh.
Phụ nữ sau sinh thường đối mặt với nhiều thay đổi trong cuộc sống, việc chăm sóc con nhỏ cũng gây phần lớn áp lực với các mẹ. Vì vậy, các chuyên gia thường đặt báo động đỏ cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của mẹ sau sinh. Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin xoay quanh trầm cảm sau sinh, và cách phòng ngừa trước khi quá muộn.
Nội dung bài viết
Định nghĩa trầm cảm sau sinh
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng cực đoan do suy nghĩ và cảm xúc chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm trạng, thường xuyên buồn bã, trông rỗng, lo sợ, hoặc căng thẳng quá độ. Các tình trạng này sẽ xuất hiện từ nhẹ đến nặng, một số trường hợp đau lòng thường gây các hành vi cực đoan cho cả mẹ và con.

Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh
– Mẹ có tiền sử trầm cảm thường sẽ dễ có nguy cơ tái phát trầm cảm sau sinh cao hơn so với người thường.
– Sự thay đổi nội tiết tố trong cả thai kỳ và sau sinh cũng là một trong những thủ phạm gây tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Điều này lý giải tại sao phụ nữ trước thai kỳ, trong thai kỳ và sau sinh có sự sai khác về tính cách, hoặc tâm trạng. Các chuyên gia nghiên cứu thấy 24 giờ đầu tiên sau sinh, nồng độ hormone sụt giảm nhanh chóng về mức bình thường. Ngoài ra, hormone tuyền giáp cũng giảm sau sinh, và cũng có tham gia vào nguyên nhân khiến phụ nữ trầm cảm.

– Người mẹ trải qua một cơn sinh đẻ thường chịu nhiều cơn đau trên cơ thể (đau do vết thương, vết rạch, đau do cơn co tử cung..). Nếu những cơn đau kéo dài, không được quản lý đau phù hợp, không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp sẽ gây nên tình trạng stress cho mẹ. Và stress kéo dài chính là tình trạng khiến mẹ rơi vào trầm cảm.
– Các điều kiện khách quan như tính trạng tài chính gia đình, sự quan tâm chăm sóc của người bạn đời hay áp lực khi thiếu kinh nghiệm chăm sóc con. Những hoàn cảnh khách quan trên nếu không được quan tâm sẽ làm gia tăng cảm xúc tiêu cực cho phụ nữ sau sinh và dẫn đến trầm cảm.
Hậu quả của trầm cảm sau sinh
Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cho phụ nữ càng nhiều hơn. Vì vậy, số lượng phụ nữ mắc phải trầm cảm cũng tăng cao, hậu quả của trầm cảm sau sinh cũng trở nên đáng báo động vì gây ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình, xã hội.

Đối với mẹ
– Gia tăng nguy cơ tự tử ở mẹ.
– Không đủ năng lượng, tinh thần để chăm sóc con cái.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ (sút cân, ăn uống kém, giảm sữa).
Đối với bé
– Bé có nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ, và ảnh hưởng đến học tập
– Tình cảm mẹ – con bị ảnh hưởng nặng nề
– Nguy cơ trở nên lãnh đạm hoặc kích động hơn so với trẻ bình thường
– Do thường xuyên căng thẳng nên sẽ khó thích nghi với môi trường mới, khó hòa nhập khi đi học
– Bé sẽ thường có những cảm xúc tiêu cực hơn.
Đối với xã hội
– Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đinh, vì đôi lúc những căng thẳng phát sinh gây áp lực lên người mẹ, tạo nên vòng lặp lẩn quẩn tác động qua lại hai phía.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh nếu có những dấu hiệu sau thì cần sự quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chồng và gia đình, hoặc tham vấn tâm lý.

– Tâm trạng buồn chán, ủ rũ, chán nản, khóc nhiều hoặc thường xuyên có tâm trạng khó chịu, giận dữ
– Chán ăn hoặc ăn uống nhiều hơn so với bình thường
– Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.
– Tự mình xa lánh bạn bè, gia đình, giao tiếp ít hơn.
– Không còn niềm hứng thú với hoạt động yêu thích hàng ngày, trở nên trì trệ hơn trong mọi hoạt động.
– Tâm trạng bị ám ảnh khi lo lắng rằng mình không phải là một người mẹ tốt.
– Không có hứng thú với em bé, luôn cảm thấy áp lực khi ở cạnh con.
– Suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định
– Xuất hiện suy nghĩ làm hại bản thân hoặc làm hại em bé.
– Xuất hiện suy nghĩ về cái chết và tự tử.
Phòng tránh trầm cảm sau sinh
– Phòng tránh từ khi mang thai: phụ nữ mang thai được khuyến khích tự mình tham gia các hoạt động xã hội, đi bộ, nghe nhạc, thư giãn để giữ tâm trạng ổn định và vui vẻ. Những mẹ có tiền sử trầm cảm có thể tham vấn chuyên gia tâm lý, một số trường hợp nặng sẽ được khuyến nghị sử dụng thuốc chống trầm cảm phù hợp cho thai kỳ.

– Phòng tránh sau sinh: Một số mẹ có tiền sử trầm cảm nên đề nghị kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc và có hướng xử trí phù hợp với tình trạng. Phụ nữ sau sinh khác cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp: mẹ có thể đi dạo, ăn uống đủ chất, hãy dành thời gian cho chính mình, tránh cô lập bản thân. Một số mẹ dùng phương pháp EASY để thảnh thơi hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ luyện ngủ EASY cho trẻ
Trầm cảm sau sinh nếu kéo dài không được phòng tránh, điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng và đáng tiếc cho gia đình, xã hội. Hy vọng bài viết chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích để các mẹ tham khảo.
Đọc thêm các kiến thức bổ ích khác về nuôi dạy con tại đây.
[…] Xem thêm: Hiểu đúng về trầm cảm sau sinh […]