Bài viết giới thiệu về những cống hiến của Giáo sư Tôn Thất Tùng cho nền y học hiện đại nói chung, và y học Việt Nam nói riêng.
Hôm nay, nhân dịp 110 năm ngày sinh của GS Tôn Thất Tùng Google Doodle tôn vinh những cống hiến của giáo sư cho nền y học hiện đại với phát minh thay đổi được nhiều cuộc đời của ông là “Phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Nội dung bài viết
Những dấu mốc cuộc đời GS Tôn Thất Tùng
Giáo sư sinh ngày 10/5/1912 tại vùng quê Thanh Hóa, nhưng ông lại học tập và lớn lên ở cố đô Huế.
Đến năm 1932, giáo sư tham gia học tập tại trường Y – Dược là trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương. Từ đó, sự nghiệp y học của ông bắt đầu và bằng sự kiên trì, nỗ lực, cống hiến cho y học đến tận cuối đời.
Xem thêm: Tặng gì cho mẹ vào Ngày của mẹ 2022
Năm 1938, chàng trai Tôn Thất Tùng xuất sắc trúng tuyển kỳ thi khóa bác sĩ nội trú đầu tiên của trường Y Dược Hà Nội, tiền lệ đầu tiên là bác sĩ nội trú người bản xứ (do chế độ thực dân không muốn có những bác sĩ vùng thuộc địa có chuyên môn cao để cạnh tranh với bác sĩ chính quốc).
Năm 1939, ông công bố và bảo vệ thành công luận án “Cách phân chia mạch máu của gan”, là bản luận án được đánh giá rất cao trở thành nền tảng cho những công trình nghiên cứu sau này của ông.

Sau năm 1945, trong thời gian chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ. Giáo sư đã viết nên cuốn sách “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”. Cuốn sách y dược đầu tiên được xuất bản sau kháng chiến thành công, là sự thể hiện y học Việt không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.
Năm 1947, Giáo sư chính thức giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1954, ông được cử làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và tiếp tục sự nghiệp ươm mầm tài năng y khoa cho thế hệ sau của Việt Nam với cương vị Chủ nhiệm bộ môn Ngoại ĐH Y Dược Hà Nội.
Năm 1958, ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam
Năm 1960, ông công bố “Phương pháp mổ gan khô” hay còn gọi là “Phương pháp Tôn Thất Tùng” khiến thế giới phải ngỡ ngàng về y học Việt.
Năm 1982, Giáo sư Tôn Thất Tùng mất tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim.
Cống hiến của GS Tôn Thất Tùng cho y học hiện đại
Trong suốt sự nghiệp y khoa của mình, GS Tôn Thất Tùng không chỉ cứu sống rất nhiều người bệnh. Mà ông còn để lại cho thế hệ sau tổng cộng 123 công trình nghiên cứu khoa học với nhiều phương pháp được ứng dụng đến tận ngày nay. Một số công trình tiêu biểu của ông như sau:
– Công trình nghiên cứu “Cách phân chia mạch máu của gan” được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris.
– “Phương pháp Tôn Thất Tùng” cho phép cắt gan chỉ mất 4-8 phút, hạn chế thấp nhất thời gian tưới máu kém cho các tế bào gan. Trong khi phương pháp kinh điểm của giáo sư người Pháp Lortat – Jacob mất từ 3 – 6 giờ. Năm 1977, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế Lannelongue cho GS Tôn Thất Tùng tôn vinh cống hiến, và công nhận sự hiệu quả của phương pháp cắt gan mới.

Tấm gương cho thế hệ sau học tập
Sự cống hiến, trau dồi, và học tập không ngừng của giáo sư là nguồn cảm hứng cho thế hệ bác sĩ, nhân viên y tế hiện đại.
– Năm 2002, Bộ Y tế đề xuất thành lập Hội đồng xét thưởng cho Giải thưởng Tôn Thất Tùng – nhằm tôn vinh những cống hiến cho y khoa.
– Những con đường mang tên ông, hiện nay trên khắp cả nước các con đường dẫn đến các bệnh viện lớn, uy tín đa số đều mang tên “Tôn Thất Tùng”. Nhắc nhớ công lao cống hiến, chăm sóc sức khỏe người Việt của ông trong từng ấy năm.
Đọc thêm các bài viết khác về GS Tôn Thất Tùng tại đây.
Tags: #sự kiện #Tôn Thất Tùng
[…] đền vốn là nơi tưởng nhớ công lao người anh hùng Trương Định và điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với du khách thập phương nếu đến nghỉ dưỡng tại khu du lịch […]