Bài viết chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng.
Theo thống kê của Tổ chức UNICEF thì Việt Nam nằm trong số 34 quốc gia đang có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Theo đó, Việt Nam có khoảng 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng mỗi năm. Vì thế, việc bố mẹ cần có sự hiểu biết về suy dinh dưỡng, dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng, và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là rất quan trọng.
Nội dung bài viết
Suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm tất cả các nhóm chất cần thiết để trẻ phát triển bình thường như: protein, đường, lipid, vi chất thiết yếu. Bệnh suy dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao là trẻ dưới 3 tuổi.
Theo các Báo cáo của tình trạng dinh dưỡng Trẻ em thế giới năm 2019, thì Việt Nam có khoảng 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng hàng năm, tỷ lệ này chiếm khoảng 19,6% đến dưới 20%. Đây chính là những con số biết nói cảnh báo về thực trạng chăm sóc trẻ, và chỉ ra nguyên nhân gây tử vong ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Bố mẹ nắm bắt được các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng và cách phân loại của các thể suy dinh dưỡng sẽ có giải pháp, và cách bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho từng thể khác nhau.
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng thường có một số biểu hiện chung như sau:
– Biếng ăn hoặc ăn rất ít.
– Kém hoạt bát, năng động, thường xuyên quấy khóc.
– Chậm tăng cân, chiều cao hoặc không tăng cân, chiều cao liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng.
– Khó ngủ, thường xuyên quấy khóc, hay giật mình khi ngủ.
– Mọc răng chậm.
– Làn da xanh xao.
– Cơ nhão, không săn chắc.
– Chậm ngồi, chậm đứng, chậm biết đi.
– Thường bị sốt, cảm, các bệnh lý nhiễm trùng khác.
– Tóc thưa, dễ rụng.
– Thường xuyên rối loạn tiêu hóa.
Bố mẹ cần phải quan sát chế độ sinh hoạt của trẻ để nhận biết các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng. Bố mẹ cũng nên thực hiện cân đo chiều cao, cân nặng định kỳ mỗi tháng để kiểm tra các chỉ số nhân trắc phát triển của trẻ có phù hợp với độ tuổi không.

Sau khi ghi lại chỉ số cân nặng, chiều cao bố mẹ hãy so sánh chỉ số của con với biểu đồ tăng trưởng theo độ tuổi. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, thì đó là dấu hiệu trẻ phát triển bình thường. Không tăng cân hoặc sút cân so với chỉ số bình thường trên biểu đồ là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt.
Phân biệt các thể loại suy dinh dưỡng
Các chuyên gia y tế phân loại suy dinh dưỡng thường gặp ở cộng đồng thành 3 loại như sau:
– Thể còm (cân nặng/ tuổi và cân nặng/ chiều cao thấp): Phản ánh sự chậm phát triển cân nặng trong thời gian ngắn, và cả tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đó. Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có trọng lượng chỉ đạt từ 90% cân nặng chuẩn trở xuống.
– Thể còi (cân nặng/ tuổi, chiều cao/ tuổi thấp): Phản ánh sự chậm phát triển kéo dài của cả chiều cao, cân nặng trong quá khứ. Chiều cao theo tuổi thấp dẫn đến việc không đạt được chiều cao trung bình của độ tuổi.
– Thể còm còi (cân nặng/ tuổi, chiều cao/ tuổi và cân nặng/chiều cao đề thấp): Trẻ suy dinh dưỡng ở thể này thường có cân nặng chỉ đạt 60% so với mức cân nặng tiêu chuẩn của WHO, các biểu hiện khác gồm: biếng ăn, xanh xao, rối loạn tiêu hóa và dễ mắc bệnh.
Cách đánh giá các thể suy dinh dưỡng này cần được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng, thực sự am hiểu về các chỉ số cân nặng/ tuổi, chiều cao/ tuổi và cân nặng/ chiều cao để xác định xem đây là suy dinh dưỡng mới hay kéo dài. Từ đó, có thể tìm ra các biện pháp khắc phục dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng phù hợp.
Điểm mặt các nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng
Các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mắc suy dinh dưỡng thường rát nhiều, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến là do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt. Vì thế việc nắm được nguyên nhân chính có thể giúp mẹ nhanh chóng ngăn chặn khi phát hiện dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng sớm.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai không đủ chất
Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng đối với trẻ vì nguồn cung cấp duy nhất chỉ từ mẹ. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng không đầy đủ nhóm chất thiết yếu và các vitamin, khoáng chất là nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu hụt khi bú mẹ và ăn dặm bổ sung
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường bị thiếu hụt dinh dưỡng do mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất… Vì thế, mẹ nên bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng cùng với sữa mẹ. Độ tuổi ăn dặm cũng có những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, ặn dặm sai cách sẽ khiến con không đảm bảo nhu cầu năng lượng theo tuổi, hoặc ăn dặm không phù hợp độ tuổi, kiêng ăn khi trẻ bệnh là các nguyên nhân lớn.

Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi thường không được tiêm chủng đầy đủ và hệ miễn dịch cũng chưa hoàn chỉnh. Từ đó, trẻ dễ mắc bệnh hơn, nên chán ăn và khó hấp thu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng.
Sai lầm khi nuôi con
Một trong những nguyên nhân lớn khiến xuất hiệu các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng là do thói quen nuôi dưỡng của người lớn. Đa phần các bữa ăn của trẻ đều không đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn không lành mạnh này kéo dài khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.
Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015 cho thấy có 18% trẻ em không được ăn đa dạng các loại thực phẩm, 36% trẻ em không được ăn uống đủ số bữa cần thiết trong ngày.
Những năm đầu đời, vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ khiến con dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy… Các bệnh nhiễm khuẩn trên tái đi tái lại nhiều lần, khiến trẻ biếng ăn, cộng thêm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột làm kém hấp thu dinh dưỡng hơn.
Xem thêm: Tại sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em
Theo các chuyên gia y tế Nhi khoa, trẻ suy dinh dưỡng thường phải gánh những hậu quả sức khỏe nặng nề hơn so với những trẻ bình thường. Các thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng 54% số trường hợp tử vong của trẻ ở các nước đang phát triển có liên quan đế suy dinh dưỡng mức độ vừa và nhẹ. Hơn nữa, trong thời gian dài trẻ sẽ gánh chịu hàng loạt vấn đề như:

– Kém phát triển tầm vóc.
– Suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
– Chậm phát triển trí não và giảm hiệu quả học tập.
– Ngoài ra, các nghiên cứu hồi cứu cũng cho thấy phụ nữ từng bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ cũng có khả năng bị suy dinh dưỡng khi mang thai. Điều này dẫn đến hệ lụy trẻ sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân,…
Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn, mà còn chịu sự ảnh hưởng chung của các nguyên nhân kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Vì vậy, hiện nay các hoạt động được lồng ghép để tổng quan các biện pháp giải quyết các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng của trẻ theo các biện pháp lớn như G.O.B.I.F.F.F:
- G – Grow chart: Theo dõi biểu đồ phát triển
- O – Oresol: Phục hồi mất nước theo đường uống
- B – Breast feeding: Nuôi con bằng sữa mẹ
- I – Immunization: Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
- F – Family planning: Kế hoạch hóa gia đình
- F – Female: Giáo dục dinh dưỡng, giáo dục nâng cao kiến thức cho phụ nữ
- F – Food product: Nguồn thức ăn bổ sung hợp lý, lành mạnh và đa dạng.
Xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây.
Tags: #suy dinh dưỡng
[…] Tìm hiểu cách chăm trẻ! […]
[…] Tìm hiểu cách chăm trẻ! […]
[…] Xem thêm: Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng […]