Một đứa trẻ giận dữ không phải là một người xấu, mà là một con người rất trẻ đang bị tổn thương. Khi trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình, đó là bởi vì chúng không thể, vào thời điểm đó. Thay vì trách móc thì hãy học cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc của chính mình. Bạn sẽ cảm nhận được những giọt nước mắt và nỗi sợ hãi đang bao vây lấy chúng.
Nội dung bài viết
Ba mẹ quản lý cảm xúc ảnh hưởng đến con cái ra sao?
Những hình ảnh quen thuộc mà hầu hết chúng ta rất dễ bắt gặp mỗi ngày như một đứa trẻ khóc lóc trong cửa hàng vì mẹ không mua đồ chơi cho chúng. Một đứa bé tức giận và đánh anh chị em của mình. Hay thậm chí, một cô bé khóc không ngớt vì mẹ nói đã đến giờ phải rời công viên.
Những tình huống tương tự này có thể gây khó chịu cho nhiều bậc phụ huynh. Việc học cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc, điều hướng từng giai đoạn phát triển của trẻ không phải là điều dễ dàng. Tuy nó có vẻ khó khăn, nhưng điều quan trọng là ba mẹ phải học phương pháp dạy trẻ một cách đúng đắn.

Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng quản lý cảm xúc của chính ba mẹ có thể có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và thậm chí cả thành tích học tập của một đứa trẻ. Nghiên cứu của Đại học Washington Seattle cho thấy cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc một cách tích cực của ba mẹ. Trẻ sẽ ít căng thẳng, có thời gian chú ý lâu hơn và học tốt hơn ở trường.
May mắn là bạn không cần phải là một nhà tâm lý học để có cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc đúng đắn. Có rất nhiều điều mà ba mẹ có thể làm để giúp con cái của họ. Những đứa trẻ có kỹ năng cảm xúc khi lớn lên, sẽ là những người trưởng thành, có trách nhiệm về mặt tình cảm và là người làm tốt hơn trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống.
5 Cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc
Giúp cho những đứa trẻ mới lớn tự điều chỉnh cảm xúc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cha mẹ. Vì thế, ba mẹ cần học cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc một cách khéo léo nhất để hạn chế sự tổn thương lên chúng.
1. Làm gương cho trẻ
Nó có nghĩa là bạn phải tự kiềm chế lại cảm xúc của chính mình ví dụ như la hét. Hãy dành một khoảng thời gian để bình tĩnh lại. Nếu đứa bé còn quá nhỏ, bạn không thể rời khỏi phòng. Hãy kìm nén lại và giải quyết vào thời điểm khác.

Vì sao cần làm vậy? Vì trẻ em học từ bạn. Khi bạn la hét, chúng sẽ học cách la hét. Khi bạn nói nhẹ nhàng, chúng sẽ học cách nói nhẹ nhàng. Bạn chính là hình mẫu cho con bạn. Do đó, nếu bạn muốn học cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc thì chính bạn phải làm điều đó trước.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ một điều là không nên kìm nén cảm xúc của mình quá lâu. Vì nó chỉ khiến bạn khó kiểm soát hơn. Hãy tưởng tượng nó như một quả bóng. Nếu bạn chỉ nhồi nhét vào mà không cho khí thoát ra thì đến một ngày nào đó, bóng sẽ nổ.
2. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em phát triển về trí tuệ cảm xúc khi chúng nói về cảm xúc của chính mình, thừa nhận và tự hỏi về cảm xúc của người khác. Để trẻ tự nói lên cảm xúc của mình có thực sự là một phương pháp dạy đúng? Câu trả lời là có.
Việc gắn nhãn cảm xúc khi cơn nóng nảy nổi lên chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bị làm phiền. Vì thế dù nói ở bất kỳ hình thức nào cũng chỉ khiến đứa trẻ không thể rời khỏi trái tim và suy nghĩ của mình. Điều này vô tình khiến trẻ khó vượt qua cảm xúc hơn. Thay vào đó, trong những thời điểm ấy, cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc tốt nhất là tập trung vào việc chấp nhận cảm xúc của đứa trẻ.
3. Hạn chế hành động của trẻ khi cần
Mục tiêu của bạn là tạo ra một không gian an toàn để đứa trẻ tự cảm nhận được cảm xúc của chúng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn để chúng tự làm tổn thương mình hay phá vỡ mọi thứ. Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em vẫn chưa có khả năng tự đưa ra mọi quyết định trong cuộc sống, ngay cả khi chúng đang suy nghĩ tốt.

Khi chúng tức giận, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng nói và làm những điều sẽ khiến chúng phải hối hận sau này. Đúng không? Nếu con bạn cố gắng đánh bạn, hãy đi ra chỗ khác. Hoặc nếu cần bạn hãy nắm tay đứa bé lại để giữ chúng không đánh nữa. Nhưng hãy giữ điều đó ở mức tối thiểu.
Vì cơn thịnh nộ cần được lắng nghe, nếu không nó sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Nếu bạn thừa nhận rằng bạn thấy con mình tức giận như thế nào và đồng cảm với lý do tại sao chúng khó chịu. Chúng thường không cho bạn thấy chúng khó chịu như thế nào bằng cách đánh. Đó cũng là một trong những cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc.
4. Không nên đánh đòn trẻ
Đánh đòn, thời gian tạm dừng, hậu quả và sự xấu hổ không mang lại cho trẻ sự trợ giúp cần thiết đối với cảm xúc của mình. Trên thực tế, thông điệp mà bọn trẻ nhận được là những cảm xúc khiến chúng cư xử sai là điều tồi tệ. Vì vậy, trẻ em cố gắng kìm nén những cảm xúc đó.

Chiếc ba lô cảm xúc của chúng càng thêm đầy những cảm xúc tồi tệ. Đó là một trong những cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc sai lầm nặng nề nhất. Nó cũng là lý do khiến hình phạt thực sự dẫn đến nhiều hành vi sai trái hơn. Những cảm xúc đó cứ trào ra ngoài chiếc ba lô cảm xúc đang tìm kiếm sự hàn gắn.
Con bạn hoảng hốt, lo sợ vì cảm xúc quá đáng sợ. Nó có thể khiến chúng nhận những trận roi đau tê tái. Thay vì trừng phạt, hãy giúp con bạn đi đúng hướng với sự hướng dẫn yêu thương và huấn luyện về kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ để giúp chúng giải quyết một cách đúng đắn.
5. Tạo thói quen ghi nhật ký mỗi ngày
Nếu con bạn đang ở độ tuổi có những điều khó nói với người khác thì việc khuyến khích con ghi lại những điều chúng thấy, nghĩ và cảm nhận là một cách thức tốt để giải tỏa cảm xúc. Khi thực hiện cách này, ba mẹ phải nhớ một điều là không nên xem nhật ký của trẻ. Hoặc nếu có thì xem trong im lặng. Đừng tự tiện xem, sau đó la mắng chúng thì mọi chuyện sẽ ngày càng tệ đi.

Cảm xúc không xấu, nó chỉ là một phần của sự phong phú của con người. Khi bạn cho phép bản thân cảm nhận, cảm xúc bắt đầu biến mất. Chúng ta thường không có quyền lựa chọn về những gì chúng ta cảm thấy. Nhưng chúng ta luôn có quyền lựa chọn về cách chúng ta chọn hành động. Hãy chỉ cho một đứa trẻ hiểu được điều này, bạn sẽ thành công trong cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc.
Đường Gia Huệ
[…] Tìm hiểu về cách nuôi dạy trẻ tại đây! […]
[…] của chúng bằng giọng nói và cử chỉ của bạn. Bên cạnh đó, ba mẹ cần có phương pháp dạy bé lên 2 tuổi kiềm chế cảm xúc của […]
[…] Các nguyên nhân khiến trẻ em phải đối mặt với sự tức giận có thể khác nhau. Vì vậy điều quan trọng đối với những người lớn đang tương tác với trẻ em. Đó có thể là ba mẹ, ông bà phải chú ý đến hành vi của trẻ có thể gây ra do tức giận và dạy cho trẻ phương pháp kiềm chế cảm xúc. […]
[…] khi đọc cuốn sách này. Khác với nhiều cuốn sách dạy kỹ năng nuôi dạy con hay cách dạy con kiềm chế cảm xúc. Thực hành giáo dục nhân cách cung cấp nhiều trò chơi để ba mẹ cũng chơi với […]
[…] 5 Cách dạy trẻ kiềm chế cảm xúc mà ba mẹ thông minh đã biết […]